Nội dung bài viết
Làm nên vẻ đẹp của Đà Lạt không thể không kể đến Hồ Than Thở đẹp tuyệt trần. Hãy cùng đi tìm hiểu hồ Than Thở Đà Lạt ở đâu nhé!
Nổi tiếng với những công trình kiến trúc đẹp độc đáo hay những khu du lịch nơi núi rừng cao nguyên, Đà Lạt hiện lên như một thiên đường nơi trần thế. Một nơi sơn thủy hữu tình với những hồ, những thác và núi rừng cao nguyên.
Hồ Than Thở là một hồ nước được thiên nhiên ban tặng , nó mang một vẻ đẹp mộng mơ mà gần gũi chân thật nhất. Hồ Than Thở còn gắn với truyền thuyết câu chuyện tình yêu vẫn còn dang dở.
Địa chỉ Hồ Than Thở
Hồ Than Thở nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 6km về phía Đông , trên đường Quang Trung – Hồ Xuân Hương.
Từ xa xưa Hồ Than Thở vốn là một vùng đầm lầy. Cho đến năm 1937, người Pháp đắp đập để ngăn dòng suối Cam ly, xây dựng hồ chưa nước rộng tới 8,5ha cung cấp nước sinh hoạt hàng ngày cho thành phố Đà Lạt.
Địa chỉ Hồ Than Thởtps://khachsanthuha.com/wp-content/uploads/2018/07/ho-than-tho-da-lat-o-dau-03.jpg" alt="Những câu chuyện tình gắn liền với hồ Than Thở" width="600" height="392" srcset="https://khachsanthuha.com/wp-content/uploads/2018/07/ho-than-tho-da-lat-o-dau-03.jpg 600w, https://khachsanthuha.com/wp-content/uploads/2018/07/ho-than-tho-da-lat-o-dau-03-300x196.jpg 300w, https://khachsanthuha.com/wp-content/uploads/2018/07/ho-than-tho-da-lat-o-dau-03-200x131.jpg 200w" sizes="(max-width: 600px) 100vw, 600px" />
Người Pháp đặt tên cho hồ là lac des soupirs do vùng đất rất hoang vu chỉ nghe thấy tiếng gió rì rì qua kẽ lá tạo nên một khúc nhạc buồn. Soupir có nghĩa là gió thổi trong rừng và cũng có nghĩa là sự Than Thở. Cái tên Hồ Than Thở bắt đầu từ đây.
Đường đi hồ Than Thở
Hồ Than Thở cách thành phố không xa, chỉ khoảng 6km. Từ thành phố Đà Lạt, bạn đi cầu Ông Đạo, qua quang trường LâmViên, tới đường Yersin, rồi qua Quang Trung, Phan Chu Trinh, Hồ Xuân Hương, đi đến cuối đường thì nhìn bên phải chính là khu du lịch Hồ Than Thở.
Gía vé Hồ Than Thở là 20.000 đồng/người.
Không chỉ đến để “ngẫm thiên sử tình” ở hồ Than Thở các bạn sẽ có được cảm giác dạo bước trên những thảm cỏ xanh rờn, hít thở không khi trong lành nơi đồi thông, hay có thể tham gia cưỡi ngựa vòng quanh hồ nước để ngắm toàn bộ khung cảnh hồ.
Sau khi đã thấm mệt vì chuyến dạo chơi, các bạn có thể nghỉ lại ở những nhà chồi nằm bên thảm cỏ, ngắm nhìn khung cảnh tươi đẹp nơi đây.
Chuyện tình Hồ Than Thở Đà Lạt
Hồ Than Thở gắn liền với câu chuyện tình ai oán của Hoàng Tùng và Mai Nương. Đó là vào thế kỉ 18, khi Nguyễn Huệ dấy binh khởi nghĩa chống lại quân Thanh xâm lược, nhân dân và trai tráng khắp nơi đều hưởng ứng, trong đó có chàng Hoàng Tùng.
Trước khi đi lính, Hoàng Tùng và Mai Nương hẹn nhau ra bờ Than Thở mà nguyện thề. Chàng nói đến màu xuân, khi mà Mai Anh Đào nở, chàng sẽ trở về cùng với tin thắng trận.
Nàng Mai Nương ở quê nhà chờ đợi, một ngày nọ, nàng nghe tin Hoàng Tùng đã tử trận, quá đau buồn, Mai Nương đã gieo mình tự vẫn bên dòng suối. Nhưng trớ trêu thay, mùa xuân năm ấy, khi mà Mai Anh Đào đã nở hồng rực một góc trời,
Hoà
Chuyện tình Hồ Than Thở Đà Lạt
nhưng Mai Nương đã không còn.Mấy năm sau, khi triều đại Tây Sơn sụp đổ, Gia Long trả thù những người đã từng có công với triều Tây Sơn nên Hoàng Tùng đã quyết định tự vẫn ngay bên hồ để được hạnh phúc mãi mãi với người mình yêu nơi chín suối.
Đó cũng là lí do nơi đây được đặt tên là hồ Than Thở, nơi mà khi đến và nghe kể câu chuyện tình ấy, người ta ai cũng phải than thở, tiếc thương cho một cuộc tình ngang trái.
Khi đến đây, đi từ ngoài vào, du khách có thể nhìn thấy ở phía bên trái là ngôi mộ của người con gái nơi Đồi thông hai mộ. Chắc hẳn trong chúng ta đã từng nghe qua bài hát “Đồi thông hai mộ”, hoặc ít nhất cũng từng nghe qua cái tên này.
Đó cũng là một câu chuyện tình đầy ai oán bắt nguồn từ nơi hồ Than Thở này. Cuộc tình đầy oan trái của đôi trai gái Thảo – Tâm, khi mà người con gái tên Thảo đã không còn, anh bộ đội Tâm vì quá đau buồn mà cũng đi theo cô gái, để lại nhân gian một câu chuyện tình đẹp mà buồn.
Thuyết minh về hồ Than Thở Đà Lạt
Hồ nằm trên một ngọn đồi cao với xung quanh là rừng thông tĩnh lặng. Là nơi gắn liền với những Thiên Sử Tình Đà Lạt, hồ Than Thở có khung cảnh nên thơ hiếm thấy.
Mặt hồ phẳng lặng, đồi thông cũng tĩnh mịch đến lạ, những còn đường ven hồ như dài thêm, xa thêm, mất hút vào khoảng không xa xăm. Tất cả gợi cho ta một chút gì đó buồn man mác gợi nhớ về câu chuyện tình Hoàng Tùng – Mai Nương, Thiên sử tình miền phố núi.
Nơi đây dường như chỉ nghe thấy tiếng gió vi vu, tiếng rừng thông reo nhẹ như đang than thở, như chán chường, nhung nhớ về một nửa kia đã xa mất rồi. Những buổi chiều tà, ánh nắng chiếu rọi qua những hàng thông thưa thớt, lả lướt trên mặt hồ, tạo nên một khung cảnh vô cùng lãng mạn.
Phía Bắc của Hồ Than Thở có một đôi cây thông “tình nhân” chúng cứ quấn quýt lấy nhau không rời, du khách tới đến có thể đến tham quan và chụp hình lưu niệm.
“Hồ Than Thở mùa xuân lộng gió
Thông xanh rờn thảm cỏ êm êm
Xin mời bạn đến cao nguyên
Thăm Hồ Than Thở ngẫm Thiên Sử Tình”
Qua bài viết, Khách Sạn Thu Hà đã giới thiệu cho bạn về hồ Than Thở Đà Lạt. Chắc hẳn qua bài viết các bạn đã trả lời được câu hỏi hồ Than Thở Đà Lạt ở đâu và có gì đẹp rồi chứ. Chúc các bạn có một chuyến du lịch tuyệt vời!